Các bệnh thường gặp ở gà chọi là gì? Cách điều trị và phòng tránh chúng ra sao? Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gà dễ bị bệnh dịch. Nếu có kinh nghiệm và kiến thức về vấn đề này, bạn sẽ biết cách bảo vệ được đàn gà của mình.
Bệnh tụ huyết trùng
Tụ huyết trùng là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở các giống gà chọi. Bệnh này thường xảy ra khi giao mùa hoặc những lúc thời tiết thay đổi đột ngột khiến gà không thích ứng kịp. Đặc biệt, bệnh hay xảy ra ở những chú gà từ 2 tháng tuổi trở lên.
Tụ huyết trùng ở gà chọi có 2 dạng với các dấu hiệu như sau:
- Thể quá cấp tính: Gà chọi bỏ ăn, lên cơn sốt cao, ủ rủ và lông xù lên. Mào gà trở nên tím tái. Miệng chảy nhớt và máu.
- Thể mãn tính: Gà sụt cân nhanh, có thể bị viêm khớp. Phân gà lỏng có dạng bột vàng.
Để điều trị căn bệnh này ở gà, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn sau:
- Dọn vệ sinh chuồng trại, dụng cụ ăn uống sạch sẽ.
- Sử dụng các kháng sinh như: Streptomycin, Enrofloxaxin, Neomycin để điều trị cho gà.
- Để tăng sức đề kháng cho gà, bạn nên bổ sung thêm điện giải, vitamin C và B-Complex.
Hiện tại, trên thị trường vẫn chưa có thuốc chuyên trị bệnh tụ huyết trùng ở gà. Vì vậy bạn nên chủ động phòng bệnh cho gà để tránh các thiệt hại có thể xảy ra.
Bệnh Newcastle
Một khi gà bị bệnh Newcastle, chúng sẽ có những biểu hiện như: gà chọi biếng ăn, lông xù, mào bị thâm, sã cánh, liên tục chảy nước mũi, nước mắt, phân có màu vàng hoặc xanh. Khi cầm gà dốc ngược thì thấy có nước chảy.
Khi thấy các biểu hiện trên, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để giúp chúng nhanh khỏi bệnh:
- Bổ sung các thuốc bổ và điện giải trong nước uống hằng ngày của gà.
- Sử dụng vacxin Lasota cho bầy gà (kể cả những con gà không bị bệnh).
- Dùng vôi hoặc thuốc chuyên dụng để khử trùng chuồng trại và dụng cụ ăn uống của gà.
- Sau khi gà khỏe trở lại, bạn có thể cho gà uống thêm sản phẩm giải độc gan và thận.
Bệnh nấm phổi ở gà
Bệnh nấm phổi có thể xuất hiện ở cả gà con và gà trưởng thành. Bệnh biểu hiện bằng những dấu hiệu khác nhau như sau:
- Gà trưởng thành: Gà chọi sụt cân nhanh, khó thở (phải há mỏ để thở), khát nước. Khi giải phẫu gà sẽ thấy túi khí và phổi có nhiều chấm trắng, vàng, xanh lá.
- Gà con: mệt mỏi, chảy nước mũi, khó thở, mắt lờ đờ, lúc nào cũng đứng tách đàn.
Cách điều trị bệnh nấm phổi ở gà:
- Sử dụng kháng sinh Tricomycin, Nystatin, Mycostatin, Amphotericin B cho gà bị bệnh.
- Dùng hóa chất diệt nấm Brillian green, Crystal-violet,Iodua-kali 0,8%, dung dịch CuSO4 1/2000 để hạn chế sự lây lan của những tế bào nấm.
- Bổ sung thuốc B-Complex hoặc Multi-vitamin vào nước uống hằng ngày của gà.
- Sát trùng, vệ sinh chuồng trại bằng Pividine hoặc Antivirus-FMB với tần suất 2-3 lần/ ngày.
Bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm hiện là những nỗi ám ảnh đối với người chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là nuôi gà chọi. Hiện tại, bệnh này chưa có thuốc điều trị. Hơn nữa, một khi gà bị bệnh chỉ có thể tiêu hủy để tránh lây lan bệnh dịch.
Những dấu hiệu của bệnh cúm gia cầm như sau: sốt cao, đầu gà sưng to, khó thở, mào tím tái. Đi ngoài ra máu, phân xanh hoặc vàng. Chân gà thường bị xuất huyết.
Vì đây là căn bệnh chưa có thuốc điều trị, nên người chăn nuôi cần chủ động phòng tránh, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để ngăn chặn bệnh dịch có thể xảy ra.
Trên đây là một số bệnh dịch thường gặp ở gà chọi. Ngoài ra, gà chọi nuôi vẫn có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như cầu trùng, thương hàn, bệnh viêm khớp,… Hy vọng qua bài viết vừa rồi bạn đã có thêm kiến thức để bảo vệ cho những chú gà của mình. Vẫn còn rất nhiều bí quyết chăm sóc gà hay sẽ được Daga68 giới thiệu trong các bài viết tiếp theo.
Đăng ký sv388 để xem những trận đá gà đỉnh cao, các bài tập luyện cho gà và những thông tin bổ ích về gà các bạn nhé