Cựa gà là bộ phận được gắn liền với khúc dưới của đôi chân. Cựa giống như một đoạn xương, ruột có máu bọng và đầu nhọn. Cựa gà có rất nhiều kích thước khác nhau có cựa có thể to như ngón tay út nhưng cũng có thể có cựa nhỏ như đầu đũa. Chiều hướng chỉ về phía sau là chủ yếu. Đá gà 68 xin gửi tới các bạn các loại cựa gà thường gặp nhất hiện nay
1. Các loại cựa gà thường gặp
a. Cựa sáp
– Cựa sáp là loại cựa dẻo như sáp được bao bọc bỏi một lớp men. Khi dùng dao cạo sẽ thấy giống những vụn cạo của nến.
b. Cựa thép
– Đặc điểm nhận dạng loại cựa gà này là có màu đen, nếu cạo sẽ thấy cứng hơn nữa.
c. Cựa xương
– Cựa xương có màu trắng đục, khi cạo ra sẽ thấy lớp bên trong giòn cứng
d. Cựa vôi
– Khác hoàn toàn với các loại cựa trên thì cựa vôi ở lớp ngoài rất bở, tựa như vôi đóng và không thể nào gọt được
e. Cựa da
– Cựa da khá mỏng manh, đụng mạnh vào đó có thể thấy lung lay.
>>> Xem ngay : Đá gà cựa dao trực tiếp tại đấu trường
2. Hình dáng quyết định tên của các loại cựa gà
– Chiến kê nào có đôi cựa dài, hơi cong mũi gọi là song đao và có thêm đặc điểm mũi hơi nghiêng thì gọi là song đao nghiêng, còn cựa cong ít hơn song đao thì được gọi với cái tên là siêu đao.
– Giao chỉ là hàm ý cho loại cựa thẳng chỉ vào nhau khi chỉ xuống đất thì gọi là chỉ địa
– Cựa lục đinh có thêm 2 cái cựa phụ thấp hơn xuất hiện trên hoặc dưới cựa chính.
– Loại cựa mà đâm độc với ba chấm mọc ra nhọn như móng cọp gọi là loại cựa gà độc đinh
– Loại cựa có bốn, năm chấm tròn nhỏ, chân cựa vuông, đầu tròn nhỏ cách từ cựa xuống thới gọi là thượng hạ áp
– Nhật nguyệt là cái tên dành cho loại cựa một trắng, một đen hoặc phân nửa đen trắng
3. Ý nghĩa của các loại cựa gà
– Tam cường có nghĩa là mỗi chân có ba cựa, một cựa dài và hai cựa ngắn hai bên, hai chân như nhau
– Cựa lục đinh là trên dưới cựa chính có kèm hai cựa phụ nhưng thấp hơn, nếu hai cựa phụ này rung rinh thì rất quý vì chỉ gà quý mới có.
– Đại đoản cao: cựa to bản và ngắn, tầy đầu, thường thấy ở cựa lục đinh, gà này ưa đá cần, đòn khá.